Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Trong 20 năm tới, Trung Quốc vẫn chưa dám manh động
Giáo sư Vladivostok cho rằng ít nhất trong 20 năm tới, Trung Quốc vẫn chưa đủ sức đương đầu với Mỹ nhưng 20 năm nữa tình huống có thể sẽ khác.

 


Hufingtonpost dẫn lời Giáo sư người Nga của Đại học Liên bang Viễn Đông-Vladivostok đăng bài viết về viễn cảnh cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 theo dự đoán sẽ xảy ra năm 2034. Bài viết có nội dung như sau:

 

Nếu cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo xảy ra, rất có thể là ở châu Á, giữa thế lực bá quyền đương nhiệm là Hoa Kỳ và đối thủ chính Trung Quốc. Tin tốt là cả hiện tại và trong tương lai gần Trung Quốc đều không muốn chiến tranh do Bắc Kinh biết quá rõ tỉ lệ chiến thắng. Nhưng nếu nhìn tiếp đến 20 năm sau kể từ bây giờ, tức là năm 2034, khả năng xảy ra chiến tranh là rất lớn.

 

20 năm tới Trung Quốc chưa dám gây chiến

 

Thứ nhất, mặc dù ngân sách quốc phòng tăng cao nhưng quân sự Trung Quốc vẫn còn kém Hoa Kỳ rất nhiều. Dự kiến khoảng 15 đến 20 năm nữa, Bắc Kinh sẽ đuổi kịp hoặc có sức mạnh ngang với liên minh Mỹ-Nhật.

 

Thứ hai, các nước hiện tại vẫn rất phụ thuộc vào nhau, trong đó, Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn so với chiều ngược lại. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phụ thuộc vào các đồng minh như EU và Nhật Bản vì thực tế đây là thị trường chính về xuất khẩu và các nguồn công nghệ tiên tiến. Nhìn chung, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường quốc tế là rất cao, chiếm đến 53 % GDP. Hiện tại, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu quan trọng, chẳng hạn như dầu mỏ và quặng sắt.

 

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển, nên sẽ rất dễ bị hải quân phong tỏa. Cả hai lý do kinh tế và chiến lược đều làm cho chính phủ Trung Quốc theo đuổi chính sách giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, cố gắng chuyển đổi từ một mô hình định hướng xuất khẩu thành phát triển các nguồn lực trong nước. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực nhằm bảo đảm nguyên vật liệu trong nước và khu vực láng giềng như Trung Á, Nga hay Myanmar. Tuy nhiên, ít nhất là trong khoảng từ 15-20 năm tới, Trung Quốc mới có thể tách biệt với hệ thống kinh tế toàn cầu.

 

Thứ ba, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với không chỉ riêng Mỹ mà còn cả một số đồng minh châu Á của Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Australia và có thể là cả Ấn Độ. Vì vậy, Trung Quốc cần ít nhất một đồng minh quyền lực lớn hơn. Cho dù Trung Quốc dám đặt ra một thách thức lớn đối với Mỹ, thì  cả Bắc Kinh và Moscow đều dễ bị cô lập.

 

Điểm mấu chốt: trong vòng 15 đến 20 năm tới, một cuộc chiến tranh lớn ở châu Á là rất khó bởi vì Bắc Kinh sẽ phải thận trọng và tính toán kĩ lưỡng. Thậm chí nếu một cuộc đụng độ quân sự xảy ra trong tương lai gần, thì Trung Quốc sẽ phải nhanh chóng vượt qua lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, khoảng năm 2030 nó sẽ cân bằng nếu Trung Quốc thành công trong việc: 1) thu hẹp khoảng cách quân sự với Mỹ; 2) kinh tế ít phụ thuộc vào các thị trường phương Tây và các nguồn tài nguyên thô của nước ngoài; và 3) hình thành khối liên minh của riêng nó.

 

Kịch bản chiến tranh năm 2034

 

Trong năm 2030, có lẽ Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Thậm chí quan trọng hơn, Ấn Độ, với dân số trẻ hơn nhiều và cũng là một nền kinh tế năng động, có thể sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc.

 


Ảnh minh họa.

 

Ấn Độ đang hiện đại hóa lực lượng vũ trang, do đó, trong tương lai gần quốc gia này sẽ là thách thức to lớn đối với Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh Trung-Ấn về tính ưu việt ở châu Á sẽ đạt một tầm cao mới, Bắc Kinh đầu tiên phải giải quyết đình công trước khi New Delhi có cơ hội thu hẹp khoảng cách quyền lực.

 

Việc dẫn sự can thiệp của Ấn Độ ở Tây Tạng và xâm nhập qua biên giới tranh chấp ở Himalaya sẽ khiến các lực lượng Trung Quốc thực hiện tấn công ở khu vực biên giới, tập trung vào các căn cứ Hải quân và Không quân Ấn Độ.

 

Cuộc tấn công vào Ấn Độ có nghĩa là chiến tranh với Nhật Bản, trong khi Tokyo và New Delhi vừa mới quyết định sẽ ký kết hiệp ước phòng thủ chung năm 2031, với mục đích chống lại cuộc tấn công từ Trung Quốc. Đồng thời với việc tấn công vào Ấn Độ, Hải quân Trung Quốc sẽ chiếm giữ luôn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cố gắng tiến tới quần đảo Ryukyu.

 

Trong năm 2032, Mỹ rút lực lượng từ Nhật Bản và hy vọng rằng hiệp định Nhật Bản-Ấn Độ sẽ có đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ sẽ có 2 trong số các đồng minh ở Thái Bình Dương là Úc và Philippines, cũng như ba thành viên NATO: Canada, Anh và Ba Lan; trong khi cộng thêm các đồng minh của Nhật Bản và Ấn Độ thì việc chống lại Trung Quốc sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là đơn phương chiến đấu. Trong năm 2025, Trung Quốc, Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Pakistan sẽ ký Hiệp ước Á-Âu - một hiệp ước phòng thủ tập thể, cánh tay trái về chính trị-quân sự của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Mông Cổ sẽ buộc phải tham gia Hiệp ước này vào năm 2033.

 

Một viễn cảnh dự kiến sẽ là: Nga hỗ trợ Trung Quốc từ phía bắc qua việc cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị quân sự, nhân viên quân sự, chẳng hạn như phi công máy bay chiến đấu và các nhà khai thác máy bay chiến đấu không người lái. Bên cạnh đó, Nga cũng trực tiếp liên quan đến Ấn Độ-Thái Bình Dương.

 

Moscow chủ yếu bận tâm tới Đông Âu, đặc biệt là Ukraine, nơi các lực lượng thân phương Tây từ Liên minh châu Âu và NATO hỗ trợ.

 

Triều Tiên, Hàn Quốc, các quốc gia Đông Nam Á (trừ Philippines), châu Phi, các quốc gia Mỹ Latinh và Trung Đông có lẽ sẽ tuyên bố vị trí trung lập.

 

Đặc điểm của cuộc chiến tranh

 

Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ rất khác so với các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20. Có lẽ nó là cuộc chiến hạt nhân. Không giống như chiến tranh thế giới II, khi các bên tham chiến đã dự trữ một lượng lớn các vũ khí hóa học nhưng không sử dụng vì sợ bị trả thù.

 

Một nét đặc biệt của Chiến tranh thế giới thứ 3 là chức năng ngoại giao và tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng. Các tổ chức quốc tế sẽ ít nhất giúp hạn chế phạm vi và sự ảnh hưởng. Đây là lý do cuối cùng để các nước không nhất thiết là phải loại trừ lẫn nhau.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Trung Quốc ép tân Tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Obama: Không thể dọa suông Trung Quốc! (05-08-2014)
    "Cuộc phiêu lưu 981 của Bắc Kinh đã trở thành thảm họa với Trung Quốc" (05-08-2014)
    Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không Trung Quốc sẽ lấn tới (04-08-2014)
    EU, Mỹ trừng phạt Nga: Ai bị tổn thương nhiều hơn? (31-07-2014)
    Biển Đông và lý lẽ của kẻ gây hấn (31-07-2014)
    Giao tranh ác liệt ở Gaza, Ukraine, Lybia, Iraq (28-07-2014)
    Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (27-07-2014)
    Xung đột Israel-Hamas: Tại sao khó đạt một lệnh ngừng bắn? (21-07-2014)
    Carl Thayer: Phải chuẩn bị cho những diễn biến tương lai (17-07-2014)
    Chiến thuật mới của Mỹ ở Biển Đông (16-07-2014)
    New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979 (14-07-2014)
    TT Ấn Độ sẽ trút bực tức TQ khi gặp ông Tập Cận Bình vào thứ Ba? (13-07-2014)
    Nhật sẽ bảo vệ châu Á trước Trung Quốc? (13-07-2014)
    Nhật sẽ đánh TQ nếu tàu Mỹ bị tấn công trên biển (12-07-2014)
    Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào? (12-07-2014)
    Tranh cãi bầu cử tại Afghanistan (11-07-2014)
    Báo Hồng Kông vạch trần sự phi lý của Trung Quốc (08-07-2014)
    Trung Quốc đã “tẩy não” người dân về Biển Đông ra sao? (08-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153034145.